Quảng Ninh là một trong những địa phương bị ảnh hưởng trong đợt dịch thứ 3 khi sân bay Vân Đồn và thị xã Đông Triều xuất hiện các ca bệnh mới. Ở thời điểm dịch bệnh có diễn biến phức tạp, công tác thông tin, tuyên truyền của tỉnh được thực hiện liên tục với nhiều hình thức và cho thấy hiệu quả tích cực.
Bà Lê Ngọc Hân chia sẻ: “Thay vì chỉ sử dụng các phương thức truyền thống trên báo chí in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử thì hiện nay, công tác truyền thông được sử dụng tổng lực. Trong đó, phát huy thế mạnh của các hạ tầng nền tảng CNTT và viễn thông”.
Cụ thể, Quảng Ninh sử dụng cổng dịch vụ công để đưa thông tin phòng chống Covid -19 đến người dân, doanh nghiệp. Cổng dịch vụ công là một trong những phương thức giao tiếp với người dân, doanh nghiệp, hàng ngày có lượng truy cập lớn nên đưa thông tin nhanh chóng và sâu rộng. Đặc biệt là khi giãn cách xã hội thì người dùng càng có nhu cầu truy cập vào cổng dịch vụ công.
Quảng Ninh cũng sử dụng các hạ tầng nền tảng của chính quyền điện tử tỉnh (được đầu tư từ năm 2014) để tiếp cận đến toàn bộ hệ thống công chức, viên chức từ cấp tỉnh đến cấp xã. Ngoài ra, toàn bộ văn bản chỉ đạo điều hành của tỉnh đều được gửi qua hệ thống email công vụ cho công chức, viên chức. Hiện nay, tỉnh vận hành thử nghiệm một ứng dụng thông minh trong hệ thống IoT, đây được xác định là một kênh truyền thông hiệu quả.
Ngoài ra, Sở TT&TT cũng sử dụng hệ thống Wi-Fi công cộng để đưa các thông điệp, nội dung cần truyền tải ngay đến người dân về phòng, chống dịch.
“Một hệ thống nữa chúng tôi đánh giá rất hiệu quả đó là thông tin cơ sở”, Giám đốc Sở TT&TT Quảng Ninh nói.
Không chỉ đưa nội dung văn bản theo chỉ đạo, ở các giai đoạn cao điểm như đợt dịch thứ 3, hàng ngày Sở TT&TT đều soạn bản tin đưa cho hệ thống thông tin cơ sở để truyền thông các nội dung trọng điểm và nhanh nhất đến người dân. “Như vậy là chúng ta truyền thông chủ động, có chủ đích và truyền thông các nội dung tập trung trong toàn tỉnh", bà Lê Ngọc Hân nói.
Sử dụng và phát huy hiệu quả của mạng xã hội là hình thức được tỉnh triển khai nhằm đưa thông tin đến người dân một cách nhanh chóng. Tại Quảng Ninh, hầu hết các sở, ngành đều có trang Fanpage; toàn bộ thông tin về công tác phòng chống dịch được tập trung đưa lên các kênh này hay nền tảng Zalo trên trang Chính quyền điện tử của tỉnh để cập nhật tin tức hàng ngày.
Duy Vũ
Phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vừa được đề nghị đẩy mạnh tuyên truyền về sử dụng các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) để góp phần phòng chống Covid-19.
" alt=""/>Quảng Ninh tuyên truyền chống dịch qua cổng dịch vụ côngBác sĩ đặt catheter tĩnh mạch đùi để thực hiện thay huyết tương cho bệnh nhân
Được biết trước đó bệnh nhân đã có 2 lần nhập viện vì viêm tụy cấp, sau điều trị đã ổn định dần nhưng vẫn chưa cai được rượu.
ThS.BS Vũ Huy Sơn, khoa Hồi sức cấp cứu cho biết, triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp diễn ra rầm rộ như bệnh nhân bị chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, đau vùng thượng vị (ngay dưới xương ức), bí trung đại tiện.
Viêm tụy cấp diễn biến phức tạp và rất nhanh. Ngay cả khi cơn nguy kịch đã tạm qua, các biến chứng nhiễm trùng, nhiễm độc, suy kiệt vẫn rình rập. Bệnh rất dễ tái phát nhiều lần. Vì vậy, bệnh nhân luôn cần được theo dõi y tế sát sao và thực hiện đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Các trường hợp viêm tụy cấp do tăng triglyceride máu thường đáp ứng rất tốt với phương pháp điều trị thay huyết tương. Liệu pháp này giúp loại bỏ một lượng huyết tương trong máu người bệnh và thay thế vào một lượng huyết tương khác tương tự.
Theo đó, máu được dẫn ra ngoài qua hệ thống máy lọc, tại đây 1 lượng huyết tương được loại bỏ và thay thế vào một lượng huyết tương hay albumin tương ứng và sau đó máu được trả về cho cơ thể.
GS Nguyễn Gia Bình, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam cho biết, trước đây các ca viêm tụy cấp ở Việt Nam thường do sỏi trong ống tụy hoặc do giun đũa chui vào ống mật.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỉ lệ viêm tụy cấp do rượu bia, mỡ máu đang tăng lên một cách rõ rệt, chiếm tới 70% số ca nhập viện, trong đó ghi nhận nhiều ca viêm tụy cấp hoại tử gây suy đa phủ tạng và tử vong.
Đặc trưng của những trường hợp viêm tụy cấp có triglyceride cao là mỡ hoà lần với máu. Nếu lấy máu xét nghiệm, chiếm phần lớn là màu trắng, chỉ còn phần nhỏ màu đỏ bên dưới là máu của bệnh nhân.
Những trường hợp này khi lọc máu phải thay màng lọc thường xuyên vì trong máu có quá nhiều mỡ gây tắc màng lọc.
Tuyến tụy có kích thước khoảng 15 cm, là một phần của hệ tiêu hóa và hệ thống nội tiết có chức năng tách dinh dưỡng từ thức ăn, hỗ trợ tiêu hoá bằng cách tiết ra một dịch lỏng với nhiều thành phần. Tụy cũng có nhiệm vụ cân bằng đường trong máu.
Khi bị viêm cấp, tụy sẽ bị phù lên, trong trường hợp nặng tuỵ nhanh chóng bị hoại tử và lan rộng dẫn đến và biến chứng sốc, suy đa tạng rất nhanh.
Theo thống kê, viêm tụy cấp diễn tiến thông thường chiếm 80% là thể nhẹ, 20% diễn tiến thể nặng. Trong thể nặng, khi đã diễn tiến tới hoại tử, xuất huyết thì tỉ lệ tử vong có thể từ 40 – 50%, thậm chí lên tới 80 – 90%.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần từ bỏ thói quen uống rượu bia quá nhiều, ăn quá nhiều chất đạm, chất béo, đồ ngọt và cần thường xuyên vận động.
Thúy Hạnh
Sau khi nhập viện, thấy chỉ số mỡ máu của bệnh nhân cao hơn 40 lần bình thường, các bác sĩ đã tiến hành lọc máu và lấy ra được 300ml mỡ trắng đục.
" alt=""/>Sau bữa nhậu, máu người đàn ông đầy mỡ phải thay huyết tươngCổng thông tin tiêm chủng Covid-19 hiện cung cấp rất minh bạch và rõ ràng các thông tin về số lượng vắc xin đã nhập về, lượng vắc xin phân bổ, số lượng người đã đăng ký tiêm cũng như số mũi tiêm đã được thực hiện trên toàn quốc.
Theo số liệu mới nhất, Việt Nam hiện có tổng cộng 10,15 triệu liều vắc xin Covid-19. Tất cả lượng vắc xin nhập về hiện đều đã được phân bổ tới các địa phương. Hiện cả nước đã thực hiện được tổng cộng hơn 4 triệu mũi tiêm vắc xin (bao gồm cả mũi tiêm thứ 2 và mũi tiêm thứ nhất).
Đáng chú ý khi Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 cũng cập nhật những số liệu mới nhất về kết quả tiêm chủng và số liệu vắc xin hiện có tại từng địa phương. Thống kê về các chủng loại vắc xin Covid-19 được phân bổ về các địa phương cũng được cập nhật rất đầy đủ và chính xác.
![]() |
Bản đồ thể hiện tốc độ tiêm vắc xin Covid-19 của các địa phương. Nhìn theo màu sắc, có thể thấy TP.HCM đang có tốc độ tiêm vắc xin nhanh nhất cả nước. |
Theo đó, TP.HCM đang là địa phương có số lượng tiêm vắc xin Covid-19 nhiều nhất với 977.418 người đã tiêm mũi 1 (chiếm 10,87% dân số) và hơn 62.200 người đã tiêm đủ 2 liều (chiếm 0,69% dân số).
Ngoài TP.HCM, các địa phương có lượng người dân được tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1 ở mức cao có thể kể đến là Bắc Ninh (253.800 người, chiếm 18,54% dân số), Bắc Giang (245.800 người, chiếm 13,63% dân số) và Hà Nội (219.000 người, chiếm 2,72% dân số). Ở chiều ngược lại, xét theo số tuyệt đối, Bắc Kạn là địa phương có tốc độ tiêm vắc xin chậm nhất với chỉ 7.600 người được tiêm mũi 1 (chiếm 2,42% dân số).
![]() |
Xét về tỷ lệ phân bổ, 2 thành phố lớn đông dân cư là TP.HCM và Hà Nội hiện đang được phân bổ nhiều vắc xin Covid-19 nhất. Trong đó, TP.HCM hiện được phân bổ tổng cộng 2 triệu liều vắc xin còn Hà Nội là hơn 1,4 triệu liều vắc xin Covid-19.
Hiện tại, người dân, tổ chức cũng có thể đăng ký tiêm vắc xin Covid-19 tại Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 ở địa chỉ tiemchungcovid19.gov.vn. Đây là kênh đăng ký tiêm vắc xin Covid-19 online thứ 2 bên cạnh ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử.
Trong thời gian tới, người dân cũng có thể truy nhập vào website này để tiến hành tra cứu chứng nhận tiêm và tra cứu kết quả đăng ký tiêm vắc xin Covid-19.
Trọng Đạt
Kể từ 17/7, TP.HCM đã chính thức thí điểm cách ly các trường hợp F1 tại nhà. Tuy vậy, không phải ai cũng nắm rõ cách mà cơ quan y tế kiểm tra, giám sát người cách ly tại nhà bằng công nghệ.
" alt=""/>Website đăng ký tiêm, tra cứu số lượng và chủng loại vắc xin Covid